Vô ngã

Chúng ta hay nghe nhiều tới “Vô ngã”, vậy vô ngã là gì?

Hiểu nôm na, “vô ngã” nghĩa là Không Có Cái Ta nào.

Nhiều người trong chúng ta từng bất mãn, khó chịu, thậm chí hoang mang cùng cực trước sự thay đổi, thậm chí đối lập đến chóng mặt của bản thân, đặc biệt trước các tình huống “dùng dằng” nửa nạc nửa mỡ, kiểu “yêu hay không yêu, không yêu hay yêu nói một lời.. 🎭” hay nay thích cái này, mai lại thích cái khác, rồi các trạng thái cả thèm chóng chán, yêu đương thay đổi xoành xoạch, trên bảo dưới không nghe, lực bất tòng tâm v.v. và mây mây..

  Ta mãi loay hoay mà vẫn không thể tìm cho mình được con đường, cái neo, điểm tựa để căn cứ vào mà hành động cho nó đúng.
 


“Không thể hiểu nổi mình là ai????”

thiên hạ


Nhiều người đã thốt lên đau khổ và thất vọng như vậy, thậm chí cho rằng đây là thất bại ê chề nhất của mình!

Bạn có biết rằng, cái thất bại của kết luận “không biết mình là ai!!!” đó, lại chính là thành công lớn nhất của đức Phật năm xưa? Khi ngài ngồi dưới gốc cây bồ đề và phát hiện ra mình không là ai hay là cái gì cố định cả?

 Đương nhiên, điều khác biệt giữa câu nói mang hàm ý thất bại, và sự phát hiện chấn động của đức Phật, đó là phát hiện chắc nịch của đức Phật đến từ một sự tìm tòi và chiêm nghiệm nghiêm túc, chứ không phải một lời than thở trông chờ trong bế tắc.
Dù chỉ cách nhau một ranh giới mong manh nhưng sự nghiêm túc điều tra khiến kẻ này trở thành tự do, trong khi người kia lại trở nên tuyệt vọng  😁

Các pháp, nghĩa là các hiện tượng, đang có mặt; nhưng đó không phải là sự có mặt của những thực tại có bản chất riêng, có tự tính riêng, một sự có mặt bất biến, vĩnh hằng. Chúng chỉ là những dòng biến chuyển liên tục, sinh diệt trong từng sát na, gọi là sát na diệt. Chúng có tính chất điện ảnh (cinématographique). Nói chúng là thật sự có thì không đúng, mà nói chúng thật sự không cũng không đúng, cho nên đối với Bụt, cái thấy chánh kiến vượt khỏi ý niệm có và không, còn và mất, sinh và diệt. Đó là cái thấy trung đạo.

Thích Nhất Hạnh

Chính sự phát hiện không biết mình là ai và sẽ không bao giờ có cái ta nào cố định đã mang lại sự tự do, giải phóng tuyệt đối cho kẻ nào phát hiện ra vô ngã.
Không còn cố định và lầm tưởng mình là bất cứ điều gì nữa, ta có thể là bất cứ thứ gì đang là,  lúc này bây giờ, mà không bị kẹt vào bất cứ thứ gì khi nó đã đi qua 🥰

Phát hiện này chấn động tới mức, nó được coi là trí tuệ siêu việt nhất mà một con người có thể đạt được!


Thế thì cái gì đang đọc, đang biết mọi suy tư?

Cái gì đang xưng “tôi/ mình/ tớ/ em..”?

Cái đang đọc, đang biết mọi suy tư” cũng tự nhận biết chính nó, không cần qua một đối tượng hay lăng kính nào cảĐó là cái “bất khả tư nghị”. 

“Bất khả tư nghị, cũng đọc là tác bất khả tư nghị hoặc “nan tư nghị”, nghĩa là “không thể nào suy nghĩ bàn luận ra được”, vượt ngoài lý luận; câu này dùng để tả cái Tuyệt đối, chỉ có ai đạt giác ngộ mới biết. Cũng gọi ngắn là bất tư nghị.” WIKIPEDIA

Bất khả tư nghị – vượt ngoài lý luận chứ không có nghĩa là không chạm tới được, hay không nhận ra được. 

Bạn có tự biết được mình không?

Biết âm thanh, biết hơi thở ra vào

biết cái đang là ngay lúc này không?


Ta đâu nhỉ?

Bạn có thể điều tra vô ngã tại đây

tham gia trao đổi cùng cộng đồng Như là

Vui vui: 
👍 “Không có cái ta nào” tiếng Anh dịch là “Selflessness”. Selflessness còn có nghĩa là Vị Tha. 
Theo từ điển Hán Việt, thì Vị tha có nghĩa là “làm vì người khác”.
Thế nào là làm “vì người khác” một cách thực thụ? 
Đó là khi ta không còn khái niệm đâu là mình nữa, chứ không phải khi ta muốn thay đổi ai đó cho tốt đẹp lên .. 🦋🦋🦋

👍 Mọi hỉ nộ ái ố chỉ làm nên tấn bi hài kịch khi người ta cứ cố buộc mình vào một trạng thái nhất quán theo quan niệm về nhân vật “tôi”.
Cái này đánh nhau với cái kia, phân chia chính tà đúng sai gây bao nhiêu mệt mỏi và đau khổ. 
Chính vì lẽ đó mà Biểu tượng của nghệ thuật sân khấu là hai MẶT NẠ Khóc, Cười, hai trạng thái đối lập mà con người cứ muốn nhất quán và kiểm soát.

👍Drama – Kịch tính cũng có nghĩa là như thế, sự tranh chấp dành ngôi giữa tình yêu và nỗi sợ, giữa chính và tà, giữa bên phải và bên trái, giữa lý trí và con tim.

Khi giác ngộ sự thật vô ngã vị tha rồi, ta ngả lưng thưởng thức sự kịch tính của bộ phim cuộc đời, cười một cách sảng khoái, khóc những giọt nước mắt hết sức long lanh và quý giá của nghệ thuật. 
Mọi thứ đều là sự sáng tạo và là vẻ đẹp của tự nhiên

Mọi chi tiết đều sống động, giải trí, dù là phim kinh dị hay tâm lý tình cảm thì cũng đều thật thư giãn! 

Ly Bà Bà

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s