Vận động và Tĩnh lặng

Hỏi: Từ lúc mà em thực tập quan sát tỉnh biết thì em rất là thích ngồi và nhìn ra ngoài không gian bên ngoài, nhìn trời, nhìn chim, nhìn mây. Em thấy khi mình ở trạng thái đó thì cảm thấy rất nhẹ nhàng và bình yên. Khi bình thường thì mình lại đi kiếm những hoạt động trải nghiệm khác như học cái này làm cái kia để có kinh nghiệm, có những trải nghiệm những cái hiểu biết thêm. Rồi mình sẽ va vấp và lại quay lại trạng thái bình thường như thế này. 

Có phải những trải nghiệm là những bài học để cho mình nhìn lại và trân quý hơn những giây phút bình thường lúc thả lỏng ngắm trời ngắm mây, ko bị hối hả và bị lôi cuốn bởi vấn đề gì phải không chị?

Đáp: Em đang tìm kiếm cách lý giải cho việc “lúc thì em ngồi tĩnh lặng ngắm trời ngắm mây, an nhiên, lúc thì em đi tìm kiếm các trải nghiệm học hỏi cọ xát”, và em đang nghĩ rằng em như thế để trân quý hơn lúc ngồi tĩnh lặng. 

Đấy vẫn chỉ là 1 câu chuyện, vẫn là xu hướng muốn xâu chuỗi tất cả mọi thứ để kể nên một câu chuyện. Vẫn cứ muốn là cái này liên quan đến cái kia, câu chuyện nó là như thế này như thế nọ nhằm giải đáp cho những hiện tượng mà mình gặp. 

Câu chuyện nó cũng chỉ là câu chuyện thôi. Nó giống như là gió, không cùng một màu, lúc thì như vũ bão, lúc thì hiu hiu, lúc thì thoang thoảng, lúc thì rát hết cả da thịt. Những hiện tượng mà mình cảm nhận được, vd như là lúc mình ngây ra hay bỗng nhiên khoái đi tìm hiểu cái gì đó, tất cả những cái đó là những hiện tượng khác nhau và sự đa dạng của hiện tượng là thứ mà mình trải nghiệm, chứ không phải là cái này là hơn, cái kia là kém, không phải ngồi tĩnh lặng thì hơn, năng động thì kém. Đấy hoàn toàn là câu chuyện mình đang tự tìm cách để lý giải. 

Nhưng vấn đề là, khi bên trong mình có những lập trình sai lầm khác nhau mà ngoài kia cũng có bao nhiêu là con người có các loại lập trình khác nhau, không một ai sống ở hiện tại, tất cả đều đang sống ở những giấc mơ, với lý tưởng, và quy định riêng, thì khi giao lưu với nhau, càng thân mật càng gần gũi thì các “lý tưởng” nó có cơ hội để thể hiện rằng nó đếch lý tưởng, cái mà mình tin là phải thế, thì nó có cơ hội thể hiện rằng nó mâu thuẫn với thực tại, lúc này là đổ vỡ là tan nát, rồi lại ngồi để chiêm nghiệm.

Khi quan sát tỉnh biết thì không phải cứ ngồi một chỗ tĩnh lặng thì em mới nhìn thấy, hay em mới chiêm nghiệm được. Mà em có thể làm bất cứ điều gì trong sự tỉnh biết. 

Lúc thì em thích ngồi lặng, lúc em thích nhẹ nhàng, lúc em thích một mình, lúc em thích hai mình, lúc em thích đi dạo, lúc em thích chạy, lúc em thích party, lúc thì em thích vẽ tranh, lúc thì em thích đọc sách, lúc thì em thích ngồi thiền,.. Tất cả những cái đó đều là những hiện tượng đa dạng thôi thúc ở bên trong em. Nó giống như là một cái lá, nó lay bởi vì gió thổi mạnh, lúc thì nó rủ xuống lúc thì nó heo héo bởi vì nắng nhiều, lúc thì nó tưng bừng vì mưa rơi, đều là những xúc tác giao lưu những năng lượng khác nhau và em trải nghiệm những năng lượng đó. 

Có thể tạm thời nói là cuộc sống thông qua em để biểu hiện. Nó biểu hiện qua em như: không muốn làm gì thì ngồi một chỗ, sau đấy em lại thấy là khoái đi tập gym quá, thích hoạt động, thì năng lượng đó nó được biểu hiện qua em ở hình thái tập gym. Nó không có câu chuyện gì hơn thế. 

Thế còn lý do tại sao nhiều lúc em có những va chạm và khúc mắc cảm thấy tan vỡ, cảm thấy mâu thuẫn, đau khổ hay bức xúc ở trong lòng, thì cái đó ko liên quan đến việc em ngồi một chỗ hay em vận động, mà liên quan đến những lập trình mà em cho rằng em phải như thế này, cuộc sống phải như thế kia, người kia phải như thế này, cuộc sống phải như thế nọ. Các loại lập trình, niềm tin, định kiến khác nhau đã có bao lâu nay.

Ngồi một mình cũng có thể trồi lên rất nhiều cái kinh dị mà người ta có thể cảm nhận được. Vd như người ta nói câu “nhàn cư vi bất thiện”, khi mà nhàn rỗi, thì tự nhiên không thiện nữa, vì người ta phải đối diện với rất nhiều lập trình mà bấy lâu nay người ta bận rộn nên không nhìn thấy, bây giờ nó trồi lên, cắn xé khiến họ cảm thấy bức rứt không chịu được và muốn làm cái gì đấy. Thì cái cảm giác bứt rứt, tan vỡ đấy nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Nó là những lập trình trước đây, nó là những định  kiến, nó là những dấu hiệu cho chúng ta thấy mình vẫn đang bấu víu vào cái gì, nương tựa vào một cái gì đó, cho rằng phải thế này phải thế khác. Chứ không phải như thế để mình phải ngồi lại, em thích ngồi lại thì ngồi, em thích làm việc nhưng trong quan sát tỉnh biết thì em cứ làm. Cái mấu chốt ở đây không phải là làm cái gì, không làm cái gì, mà là thấy và biết, quan sát tỉnh biết những hiện tượng, như mưa, nắng, gió, vận động hay tĩnh lặng mà mình đang trải nghiệm. Thế thôi chứ không có thêm câu chuyện gì nữa. 

Hỏi: Dạ vâng may quá mà em hỏi chị chứ không em dính vào những cái rất là nhỏ mà em tưởng là nó có ý tưởng đặt biệt gì đó để cho mình quay lại học, kiểu quan sát tỉnh biết sâu hơn, nhưng hóa ra là do em vẫn còn nghĩ sai vào rất nhiều thứ. Cảm ơn chị.

TN Đan ghi chép từ video “Trò chuyện Như Là” với Phan Ý Ly

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s