Tập trung scan hay thấy biết tự nhiên?

Hỏi:

Chị Ly ơi, cho em hỏi chút xíu là thiền Vipassana (cụ thể là thực hành “quan sát” hơi thở và cảm giác )có hỗ trợ hay mâu thuẫn gì với việc quan sát tỉnh biết không ạ?

Với trải nghiệm cá nhân của em thì, lúc thực hành thiền quan sát hơi thở & cảm giác cũng có lúc em ngắt được những trạng thái tâm lăng xăng tức là mình không bị cuốn vào chúng nữa, và trong những lúc có những cảm xúc mạnh mẽ trồi lên ( ie: sợ hãi, bồn chồn, nhàm chán,bực bội, ham muốn …) thì nó cũng giúp được cho em đi qua khá tốt, nhưng em vẫn có cảm giác trạng thái đó nó không tự nhiên lắm như là lúc quan sát tỉnh biết vì mình phải tập trung, hướng sự chú ý vào hơi thở và cảm giác (tức là ưu tiên đối tượng hơi thở và cảm giác ) trong khi đó thực tập tỉnh biết theo như chị hướng dẫn thì ko có tập trung vào đâu cả, tất cả các đối tượng là bình đẳng.

Tuy nhiên, việc quan sát tỉnh biết thì em thấy khá là khó chủ động quan sát, rất là hên xui vì chỉ khi chực nhớ ra thì mới quan sát được 1 lúc, còn thực hành vipassana thì có vẻ chủ động được hơn (có thể do em đã thực hành thiền Vipassana được khoảng hơn 2 năm). Mong hồi âm của chị ạ!.

Đáp

Cần hiểu rõ 3 vấn để:

1. Tập trung một cách có chủ đích vào đối tượng được xác định trước có phải là thiền Vipassana không, hay là thiền Định (tà định, không phải chánh định). Cần tìm hiểu kỹ trước để không mặc định rằng mình đang thực hành Vipassana.

2. Thực hiện chuyên chú, trụ tâm, miên mật theo dõi vào một đối tượng nào đó.. có mang lại lợi ích gì không? Có bổ trợ gì cho quá trình tỉnh biết/giác ngộ/ thấy ra sự thật không?

-> Lợi ích tạm thời là né tránh được diễn biến tự nhiên của tâm, dùng ý chí để kìm nén (lấy đá đè cỏ), buộc, trụ sự chú ý của mình vào một điểm để tạm thời “quên” mất thực tại hoặc coi việc dùng ý thức tập trung này như một cách kiểm soát rất vi tế sự tự nhiên của thân/ thọ/ tâm/ pháp.

Trong các trường hợp khẩn cấp, nội tâm quá rúng động, để tránh tạo tác và gây hại lên bản thân và người khác thì có thể dùng cách tập trung quan sát trấn tĩnh như một hình thức cấp cứu. Nó bổ trợ rất tốt cho người còn đang bấn loạn, thường mất bình tĩnh, tâm trí quá rối ren. Từ đó người này có thể có thêm thời gian và sự điềm tĩnh để có cơ hội thực hành đúng.

Còn về bản chất thì việc tập trung quan sát một đối tượng được xác định trước không có tác dụng phát huy trí tuệ, tức là không giúp người ta thấy biết được diễn biến tâm NHƯ NÓ LÀ.

Chính khi thấy được thân thọ tâm pháp như nó đang là mới là khi có sự nhận ra lập trình của tâm cùng nguyên nhân và hậu quả của nó, từ đó mới thôi (buông xả) bám chấp vào những lập trình này.

3. Mình đang thực hành để có bình an, để chế ngự tâm, hay để có sự giác ngộ và giải thoát (khỏi quán tính sai lệch của tâm)?

Tùy theo mục đích sau cùng mà hướng thực hành của một người cũng sẽ khác biệt. Cũng tùy vào căn cơ, trình độ của một người mà thầy hướng dẫn sẽ hỗ trợ người đó thực hành điều gì trước, điều gì sau.

Theo kinh nghiệm của chị thì chọn chú tâm vào đâu thì đó là sự tập trung và đánh lạc hướng, không thể phát huy trí tuệ từ đó, chỉ có thể tạm thời trốn tránh hoặc vô tình ức chế các ý niệm/ sân hận đang khởi lên. Đó là lý do vì sao em thấy chúng “hiệu quả” trong việc giảm tâm lăng xăng.

Thực ra tâm lăng xăng không giảm mà chỉ tạm thời bị ức chế. Chính vì vậy một người nếu chỉ tìm cách đánh lạc hướng, ức chế tâm cả đời không giác ngộ được vì không thể thấy được thực tướng của tâm, dù người đó có thể có sự bình an giả tạm.

Thực hành thấy biết đúng trên thân thọ tâm pháp là để cái thấy biết đó tự nhiên, thấy gì thì biết nấy, dù là trên thân hay thọ hay tâm hay pháp.

Do quán tính sai lầm của tâm kiểm soát tìm kiếm, nên thời gian đầu sự thấy biết tự nhiên sẽ không được thường xuyên.

Nhưng mỗi khoảnh khắc tự nhiên tự nó cũng đã đảo ngược tập tính sâu dày, trả lại cho tâm sự trong sáng. Dần dần sự trong sáng đó sẽ hiển lộ nhiều hơn và nền tảng hơn, không bị tập tính kiểm soát truy tìm tham cầu che lấp nhiều như trước.

Khi em chủ động quan sát thì ĐÓ LÀ SAI rồi. 😊

Chính ý thức chủ động đó là đang dùng ý chí để đi quan sát đó em.

Nếu đã quen truy cầu tinh vi mất 2 năm rồi thì chắc chắn em sẽ có nhiều tập tính thói quen như vậy trong thời gian đầu thấy biết tự nhiên.

Cứ thấy luôn cả cái lập trình đó của tâm mình là được.

Hỏi:

Dạ em cảm ơn chị nhiều, đọc xong thông cả não ạ 😃

Em có thể hiểu đơn giản thiền chú tâm vào một đối tượng này giống như uống thuốc giảm đau khi lên cơn, còn thấy biết như nó là thì giống như uống kháng sinh chữa lành bệnh tận gốc, cả 2 đều có tác dụng nhất định, tùy vào cách sử dụng chúng đúng không ạ (Vì mục tiêu của mọi người là chữa lành bệnh tận gốc tuy nhiên thỉnh thoảng cũng dùng thuốc giảm đau khi cần).

Đáp:

Đúng rồi em. Muốn chữa bệnh tận gốc phải nhìn được căn nguyên của bệnh, từ tập quán thói quen đến cơ chế tác động qua lại của thân, thọ, tâm, pháp..

Mà muốn nhìn được vậy phải để cho mọi thứ được như nó là thì mới nhìn được nó như nó là.

Nhìn (niệm) đủ dữ liệu thì sẽ hiểu ra (tuệ). Có tuệ tri rồi thì sẽ biết phải làm gì tiếp theo.

Khi có trong tay các công cụ và biết chúng, hiểu chúng.. thì có thể sử dụng linh hoạt như em nói, là dùng thuốc giảm đau hoặc không dùng v.v. miễn đừng nhầm thuốc giảm đau là thuốc chữa bệnh là được.

5 ngày sau, vị hành giả này quay lại hỏi tiếp

—-

Hỏi:

Về trải nghiệm thực hành tỉnh biết thời gian gần đây, sau khi em “buông” hơi thở và cảm giác đi chỉ xem nó bình đẳng với các hiện tượng khác thì thấy ra đúng là trước đây mình đã có dính mắc vào hơi thở và cảm giác 😃.

Cũng là 1 dạng dính mắc, cùng một mô típ dính mắc.

Em cũng nhìn ra được nhiều vô thức hơn, nói chung thấy tỉnh táo hơn trong cuộc sống hàng ngày.

Tuy nhiên, e thấy trong ngày thì những lúc e thấy khó tỉnh biết (lúc đấy thì thực ra e vẫn biết, nhưng nó rất là mơ hồ) là lúc ngủ dậy, & lúc ngủ Rem ấy a, lúc đấy nó cứ tỉnh mơ mơ tỉnh tỉnh thôi. Nhất là lúc người bị mệt thì e thấy cả cảm giác, cảm xúc, suy nghĩ là 1 đống bùng nhùng rất chi là khó chịu mà em không thể ở lại được với cảm giác khó chịu đấy ở trên cơ thể (suy nghĩ thì em đã có thể cho nó qua khá là nhanh, không còn dây dưa với nó nữa khi mình chợt nhận ra mình vừa mơ). Chị có lời khuyên nào cho e về việc này không ạ

1. Thực hành tỉnh biết lúc mới ngủ dậy, đang mơ mơ màng màng

2. Lúc người bị mệt làm sao mình “ở lại” được với cảm giác khó chịu, tức là mình ko xua đuổi nó đi một cách vô thức nữa ?? Em cảm ơn chị

Đáp

1. Đừng CỐ tỉnh biết theo Ý MÌNH. Để tâm nhu nhuyễn tự nhiên. Khi ngủ là lúc nghỉ ngơi không phải lúc cần bật đèn soi 😁. Tỉnh biết tự nhiên trong ngày cũng vậy. Thật tự nhiên

2. Thấy biết xu hướng mình muốn đuổi cảm giác khó chịu thôi em. Ngoài ra đừng tìm cách gì.

Trả lời

Điền thông tin vào ô dưới đây hoặc nhấn vào một biểu tượng để đăng nhập:

WordPress.com Logo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản WordPress.com Đăng xuất /  Thay đổi )

Facebook photo

Bạn đang bình luận bằng tài khoản Facebook Đăng xuất /  Thay đổi )

Connecting to %s